Phương pháp ăn dặm kiểu nhật được biết đến như một phương pháp ăn dặm mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. Vậy ăn dặm kiểu Nhật là gì? Ăn dặm kiểu nhật khi nào và ăn như thế nào là đúng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua bài phân tích này nhé!
1.Thế nào là ăn dặm kiểu Nhật ?
Ăn dặm kiểu Nhật tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm. Các loại thức ăn của trẻ sẽ được để riêng rẽ, không trộn lẫn với nhau. Việc này sẽ giúp trẻ cảm nhận hương vị nguyên bản của từng thực phẩm, phát triển vị giác, từ đó kích thích trẻ thèm ăn.
Ngoài ra, thức ăn theo chế độ ăn dặm kiểu Nhật cũng thô hơn vì người Nhật cho rằng như thế sẽ kích thích trẻ nhai, sau đó mới nuốt, do đó sẽ cảm nhận được vị ngon của thức ăn. Việc trẻ phải nhai thức ăn cũng giúp tiết ra dịch vị khiến chúng thấy ngon miệng hơn.
Bên cạnh đó, chế độ ăn dặm kiểu Nhật cũng đề cao tính thẩm mỹ khi trình bày món ăn. Hầu hết các bữa ăn của trẻ thường rất màu sắc và được tạo hình rất đẹp. Việc này được lý giải là để trẻ thấy đủ hấp dẫn để thưởng thức bữa ăn.
Ăn dặm kiểu nhật được hiểu đơn giản là dạng:
– Trẻ ăn thô sớm
– Ăn đa dạng thức ăn
– Phương pháp chế biến: Chế biến thức ăn dưới dạng đông lạnh, trữ đông trong tủ lạnh có thể đến cả tuần, rồi mỗi bữa ăn sẽ rã đông một lượng vừa đủ cho bé.
– Cho bé ăn các món ăn riêng rẽ, không trộn chung với nhau như Ăn dặm truyền thống của Việt Nam.
– Luôn tôn trọng ý thích, ý muốn của trẻ.
2. Khi nào thì trẻ có thể bắt đầu ăn dặm.
- Bé đã giữ vững cổ.
- Bé tự ngồi được.
- Bé tỏ ra thích thú với thức ăn.
- Khi đưa thìa vào miệng bé, bé ít dùng lưỡi đẩy ra
3. Một vài nguyên tắt khi cho bé ADKN
-Ăn nhạt
– Dùng gạo, bánh mì… để chế biến thành các loại cháo phù hợp với từng giai đoạn.
– Tập cho bé tự ăn dần, chủ động trong ăn uống và hình thành thói quen lành mạnh khi ăn…
– Không đặt ra áp lực quá lớn về các chỉ tiêu cân nặng của bé.
– Cân bằn dinh dưỡng 3 nhóm thực phẩm: tinh bột – đạm – vitamin.
– Làm phong phú thực đơn ăn dặm cho bé bằng nhiều loại thực phẩm, rau quả khác nhau.
– Cho bé ăn theo nhu cầu.
– Không nên trộn chung với nhau.không ép ăn hay ép uống.
– Không đi rong, cho bé ngồi ghế ăn nghiêm túc.
– Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.
– Căn cứ vào sự phát triển cơ địa của từng trẻ mà cho trẻ ăn thô sớm hay muộn.
– Và mức ăn thô của mỗi trẻ cũng khác nhau, nên cần điều chỉnh để hợp lý với từng trẻ.
4. Các giai đoạn adkn
ADKN được chia là 4 giai đoạn chính
GĐ 1: 5,6 tháng ( giai đoạn nuốt chững)
-Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày kết hợp dinh dưỡng.
-Khi bắt đầu tập ăn, mẹ nên cho bé ăn 1 thìa nhỏ 5ml cháo nghiền loãng mỗi ngày mỗi lần bú. Sau 2, 3 ngày thì tăng lên thìa to hơn.
-Khi bé ăn được 3, 4 thìa thì có thể bắt đầu cho bé ăn thử trái cây, rau củ hầm nhừ.
-Sau 1 tháng ăn dặm nếu bé nuốt thức ăn tốt thì nâng lên 2 bữa/ngày.
-Nên cố gắng cho trẻ ăn cố định 1 giờ nhất định.
-Tất cả các món ăn cho bé nên ở dạng dung dịch loãng và đặc biệt là không nên nêm thêm gia vị.
-Mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo sự thèm ăn, tốc độ phát triển của bé.
Thực phẩm sử dụng ở giai đoạn này chủ yếu là:
– Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
– Nhóm rau quả: cà rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
Trên đây là tiến độ và lượng đại khái, ngoài cháo loãng, sinh tố rau quả còn có cá, đậu phụ, v.v… cá mẹ có thể lựa chọn đừng làm theo cứng nhắc. Lượng nhiều ít cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế của bé. Chỉ khi bé đã tiếp nhận một loại thức ăn nào đó rồi mới nên thêm loại mới
GĐ 2: 7,8 tháng ( Giai đoạn nhai trẹo trạo)
Bước sang giai đoạn 2 bé bắt đầu tập dùng lưỡi để lấy thức ăn và tập nhai. Thức ăn của bé mẹ nên ninh nhừ, nghiền sơ. Giai đoạn này bé có thể ăn được cháo theo tỷ lệ 1:7. Tỷ lệ 1:7 nghĩa là 1 gạo và 7 nước, nấu chín xong mẹ vẫn phải dùng rây bột để làm nhuyễn
Lượng thức ăn mỗi bữa.
– Nhóm tinh bột ): gạo, bánh mỳ, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
– Nhóm rau quả : cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
– Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (10-15 gram); đậu phụ (30-40 gram); lòng đỏ trứng (1/3 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng; các chế phẩm từ sữa (50-70 gram).
GĐ 3: Từ 9 đến 11 tháng ( GĐ nhai tóp tép)
Mẹ có thể tăng dần độ cứng của thức ăn để bé có thể nhai bằng lợi. Bé có thể ăn cháo với tỷ lệ 1:5 (1 gạo và 5 nước). Cháo nấu chín kỹ xong cho bé ăn nguyên hạt. Sau đó, đến cuối giai đoạn này có thể tăng dần lên thành cháo sệt nguyên hạt, cháo đặc nguyên hạt.
-Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa, chiều tối.
-Giữ thoái quen và nhịp ăn uống của bé, và cho bé thử cùng ăn với cả nhà.
-Tăng dần độ cứng của thức ăn lên mức bé có thể nhai bằng nướu (ví dụ độ cứng tương đương chuối).
GĐ 4: Từ 12 đến 18 tháng ( Giai đoạn nhai thành thạo)
Giai đoạn này bé đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai thức ăn. Thức ăn của bé nên được nấu mềm vừa phải.
-Giai đoạn này bé đã có thể ăn một ngày 3 bữa. Do vậy cần giữ nhịp ăn uống ngày 3 bữa và tạo thói quen sinh hoạt cho bé.
-Tăng dần độ cứng thức ăn lên mức tương tự thịt viên.
5. Thời gian thêm và dạng thực ăn ở mỗi giai đoạn
Bước 1: 5-6 tháng tuổi, mỗi ngày 1 lần, 10h sáng, dạng sệt.
Bước 2: 7-8 tháng tuổi (bắt đầu sau 1 tháng ăn dặm) mỗi ngày 2 lần, 10h sáng, 6h chiều (sáng ăn thức ăn mới, chiều ăn thức ăn quen thuộc), dạng đậu phụ nghiền.
Bước 3: 9-11 tháng tuổi, mỗi ngày 3 lần, 10h sáng, 2h chiều, 6h tối, loại tương tự chuối.
Bước 4: Tuỳ thuộc tình hình.
Ngoài ra đồ dùng cho bé ăn cũng phải cố định, để bé hình thành phản xạ có điều kiện. Cần phải tách riêng biệt với bát đũa người lớn, nếu không cẩn thận tiếp xúc với vi khuẩn từ vòm họng của người lớn rất dễ gây sâu răng.
Xem Thêm: Cách làm bánh flan từ sữa công thức cho bé từ 6 tháng
Trên đây là 1 số kiến thức về ăn dặm kiểu Nhật. Chúc các mẹ thành công nhé!