Hậu quả khôn lường của trầm cảm sau sinh

Tỉ lệ các bà mẹ bị mắc bệnh trầm cảm sau sinh cao và ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đó là một căn bệnh mà phần lớn lại nghĩ rằng đó chỉ là những cảm xúc nhất thời sau sinh, nên vô tình đã bỏ qua và đôi khi để lại những hậu quả không đáng có.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến cả mẹ, bé và người thân, đặc biệt là người chồng trong gia đình.

Hậu quả khôn lường của trầm cảm sau sinh

Ảnh hưởng đến mẹ

Tình trạng trầm cảm nặng kéo dài quá 2 tuần, người mẹ sẽ rơi vào trạng thái rối loạn tư duy và hành vi, với các biểu hiện như luôn cho rằng mình và con mắc bệnh hiểm nghèo (hoang tưởng nghi bệnh), buồn rầu và hay khóc vô cớ, mất định hướng về không gian và thời gian, không làm chủ được bản thân, có những lời nói hay hành vi thô bạo, xúc phạm tới người xung quanh.

Bên cạnh đó, việc trầm cảm kéo dài làm rối loạn hệ thống nội tiết cho cơ thể, có thể khiến cho người mẹ mất sữa, rối loạn chuyển hóa, nguy cơ cao về các chứng bệnh tim mạch và tiêu hóa.

Thậm chí, nhiều người mẹ còn không quan tâm tới con của mình, bỏ mặc, hành hạ con, thậm chí giết hại con hoặc tự sát.

Ảnh hưởng đến con

Trẻ nhỏ có mẹ mắc chứng trầm cảm sẽ chịu nhiều tác động không tốt cho sự phát triển tinh thần và trí tuệ như:

  • Trẻ có xu hướng có những cảm xúc và hành vi bất thường như dễ bị kích động, khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi cáu, tăng động…
  • Chậm trong việc phát triển nhận thức, chậm nói, chậm đi hơn những trẻ khác, khó khăn trong học tập, hạn chế kỹ năng về toán học, chỉ số IQ thấp hơn…
  • Khó khăn trong các mối quan hệ tại trường học, với bạn bè cùng lứa tuổi, trẻ thường thu rút những mối quan hệ xã hội hoặc có những cách cư xử bất bình thường, dễ mắc bệnh tự kỷ
  • Trẻ có lòng tự tin thấp, dễ lo âu và sợ hãi, thụ động hơn những trẻ khác, thường hay phụ thuộc và có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Ảnh hưởng đến người thân trong gia đình

Gia đình có người mẹ bị trầm cảm sau sinh thường rất căng thẳng, nhất là người chồng. Người chồng luôn ở tình trạng bối rối, hoang mang mặc dù đã cố gắng và thay đổi nhiều khi vợ sinh con. Nhiều ông chồng thì lại tặc lưỡi “mặc kệ” khiến cho tình trạng bị bệnh của vợ càng trầm trọng hơn. Nó còn ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình về sau nếu tình trạng trầm cảm sau sinh không được giải quyết sớm.

Hiện nay bệnh trầm cảm sau sinh đã và đang được đề cập và quan tâm rất nhiều. Do vậy, nếu không may bị trầm cảm sau sinh thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì các bác sĩ sẽ có hướng điều trị tùy theo mức độ và biểu hiện của bạn. Hãy mạnh dạn đến gặp bác sĩ và chia sẻ, họ sẽ giúp bạn vượt qua một cách nhẹ nhàng.

Chúc các bạn luôn lạc quan, tự tin vào chính mình để làm tốt thiên chức làm mẹ! Hãy tin rằng bạn sẽ làm được và mọi việc rồi sẽ ổn thôi.

 

Recommended For You

About the Author: Góc Phụ Nữ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *