Mách mẹ chuẩn bị đồ đi sinh em bé thế nào cho vừa đầy đủ vừa tiết kiệm Mẹ lúc nào cũng muốn chuẩn bị đồ đi sinh em bé sớm nhất để bất cứ khi nào thấy dấu hiệu chuyển dạ là “cứ thế mà xách lên xe”. Dù chẳng có gì nhiều, chỉ là quần áo và đồ dùng cần thiết cho hai mẹ con trong vài ngày, thế nhưng nếu thiếu bất cứ món gì, dù là nhỏ cũng “gay go” lắm đấy! Đó là lý do mà rất nhiều bà bầu dù đã chuẩn bị đồ đạc gọn gàng đâu vào đấy rồi nhưng thỉnh thoảng lại… lôi ra kiểm tra lại vì lo sẽ thiếu món nào đó. Vì thế, để có thể yên tâm hơn, mẹ hãy tham khảo danh sách những món đồ cần mang theo dưới đây khi đi sinh nhé! Chuẩn bị đồ đi sinh em bé – Đồ cho mẹ – Quần áo: Mẹ chỉ cần mang theo một bộ đồ mặc hôm xuất viện vì trong thời gian ở viện, mẹ sẽ được cấp quần áo của bệnh viện nên không cần mang theo nhiều. Nên mang theo bộ cotton dài tay (để tránh gió) loại dành cho ρнụ иữ sau sinh để dễ dàng mặc vào (nhất là với các mẹ sinh мổ, νếт thương còn đau nên cử động khó). – Bỉm quần: 2 chiếc – dùng ngay sau sinh vì lúc này sảɴ ᴅịcн ra nhiều. – Băng vệ sinh loại dày và cỡ lớn: 6 chiếc – khi sảɴ ᴅịcн ít dần đi, mẹ có thể dùng băng vệ sinh thay cho bỉm quần nhưng nên dùng loại to để tránh bị tràn, nhất là khi nằm nhiều. – Quần lót giấy: 5 – 10 chiếc. – Tất chân: 3 – 5 đôi. – Bông gòn – 2 chai nước lọc: Uống trong thời gian chuyển dạ (không nên mang nhiều vì nước lọc có thể mua thêm dễ dàng). – Giấy tờ tùy thân và thẻ bảo hiểm (rất cần khi làm thủ tục nhập, xuất viện). Mẹ nhớ mang theo cả hồ sơ khám thai trong suốt thai kì nhé! – Tiền mặt (dùng trong trường hợp cần thiết, tuy nhiên không cầm quá nhiều tiền vừa bất tiện vừa dễ mất cắp). – Đιệи тнσạι: Để liên lạc với người nhà khi cần – Phích nước nóng: Một số mẹ không có sữa ngay nên bé có thể phải dùng sữa công thức. Lúc này nước khoáng đun sôi là không hợp lý mà bắt buộc phải dùng nước lọc đun sôi để pha sữa. Bình nước nóng cũng rất cần đề vệ sinh cơ thể cho cả mẹ và bé mỗi ngày. – Cốc nhựa (2 chiếc): 1 chiếc có nắp để đựng nước uống và 1 cốc không nắp để chải răng, bàn chải, kem đánh răng (tuýp nhỏ), khăn mặt, khăn lau, có thể chuẩn bị thêm kẹp tóc/dây cột tóc. – Bát, đũa, thìa dùng khi ăn cháo/cơm. – Khăn giấy, giấy vệ sinh. – Chậu: một chiếc chậu rửa mặt và một chậu cỡ vừa để đựng đồ vừa thay ra của bé. – Túi đựng đồ bẩn: Những chiếc bao tay, bao chân, mũ,… của con và đồ cá nhân của mẹ sau khi thay ở bệnh viện sẽ không tiện giặt ngay, mẹ có thể phân loại, cho vào túi riêng để mang về nhà. – Túi đựng rác: 5 – 10 chiếc. Chuẩn bị đồ đi sinh em bé – Đồ cho con – Quần áo: Giống như mẹ, bé cũng được bệnh viện cấp quần áo và tã vải hàng ngày nên chỉ cần mang theo một bộ mặc khi ra viện. Quần áo của cả mẹ và bé đều nên chọn vải cotton mềm, dài tay và giặt sạch trước khi dùng – Khăn sữa: 10 chiếc để vệ sinh, lau rửa cho con và lau n.g.ự.c cho mẹ. Lưu ý: Mẹ mang khăn với các màu khác nhau để tiện phân biệt mục đích. Chẳng hạn khăn lau mặt bé thì viền đỏ, khăn lau ng.ự.c thì viền xanh,… tránh dùng lẫn lộn khăn. – Khăn xô tắm: 1 chiếc – Khăn bông to để đắp người cho bé: 1 chiếc – Băng rốn: 5 chiếc – Bao tay, bao chân: mỗi loại 3 – 5 đôi – Một hộp sữa công thức nhỏ, loại dùng cho bé sơ sinh: Phòng trường hợp mẹ chưa có sữa ngay. Tất nhiên, mẹ cũng cần mang theo cốc, thìa nhỏ, bình sữa, dụng cụ cọ rửa và nước rửa bình. – Dụng cụ vệ sinh: Tăm bông, gạc rơ lưỡi, nước muối sinh lý,… – Tã giấy: Khoảng 10 – 20 chiếc. Lưu ý khi chuẩn bị đồ đi sinh em bé – Đồ của mẹ và bé nên được xếp riêng trong giỏ đồ đi sinh, phòng lúc luống cuống, vội vã sẽ lấy được ngay thứ cần tìm mà không phải lục tung tất cả lên. – Với những mẹ đã được chỉ định sinh mổ từ đầu thì có thể chủ động chuẩn bị số lượng nhiều hơn sao cho đủ dùng trong thời gian nằm viện. Những mẹ còn lại cũng nên chuẩn bị “dư” ra một chút, bởi có những tình huống mẹ được bác sĩ chỉ định mổ vì không thể sinh thường được. Tuy nhiên, không nên quá tham lam vì giỏ đồ cần nhỏ gọn để tiện mang đi. – Ngoài những đồ dùng thiết yếu ở trên, mẹ nên mang thêm sữa để uống. – Đừng quên chuẩn bị sạc pin đιệи тнσạι. Các ông bố có thể cầm thêm máy ảnh nếu muốn để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Cuối cùng, mẹ hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thật thoải mái, tự tin để vượt cạn thành công nhé! Chúc các mẹ sớm mẹ tròn con vuông!

Tổng hợp 29 mẹo nhỏ hữu ích trong cuộc sống hàng ngày, đã có từ 100 năm trước. Những mẹo nhỏ này sẽ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

1.Lấy rằm gỗ ra khỏi tay

Rằm gỗ khi bị găm vào tay sẽ gây đau đớn khi lấy ra. Một cách rất tốt để làm điều này là dùng một bình miệng rộng đổ nước nóng đầy gần tới miệng bình, và ấn mạnh vùng tay bị tổn thương vào miệng bình. Hơi nước nóng sẽ từ từ kéo mảnh rằm gỗ ra mà không hề đau đớn.

2. Châm que diêm khi có gió lớn

Trong điều kiện có gió, ta thường gặp khó khăn khi phải châm que diêm. Trước khi châm diêm, hãy dùng dao khứa lên que diêm tạo ra các vết cắt như hình vẽ. Các vết cắt này sẽ bắt lửa ngay lập tức, ngọn lửa rất lớn và que diêm sẽ được đốt cháy.

3. Xác định phương hướng bằng chiếc đồng hồ

tuikhoncuanguoixuahaisaumeonhotuyethaycotutramnamba 800x484 1

Phương pháp : hướng kim chỉ giờ về phía mặt trời, sau đó đặt một thanh gỗ nhỏ, hoặc một cọng cỏ nằm giữa kim chỉ giờ và số 12. Khi đó, hướng chỉ của thanh gỗ sẽ là hướng Nam như hình vẽ.

4. Cách cầm một cái bình nặng

Cách cầm chiếc bình như hình bên phải là chính xác và không lo bị tuột tay.

5. Một gợi ý khi chế biến khoai tây

Để làm cho khoai tây khô và chín đều khi nấu, thêm vào một chút đường cũng như muối khi nước đang sôi.

Sau khi khoai tây đã chín, đổ nước đi và chiên qua chảo trong thời gian ngắn, nhớ đảo đều tay để khoai tây được khô đều.

6.Cách để loại bỏ một gốc cây

Nếu một gốc cây không được loại bỏ hẳn khỏi đất, nó sẽ lại mọc lên nhanh chóng một thời gian sau. Để ngăn chặn điều này, hãy khoan những chiếc hốc trên gốc cây, và rắc một hỗn hợp của chất chống mối mọt với muối vào các hốc này sẽ khiến gốc cây không thể phát triển được nữa.

7. Làm cho nút chai vừa với bình

Trường hợp nút chai quá to so với bình, hãy làm như sau: Đặt nút chai dưới đế giày sạch và dùng chân ấn mạnh trong một lúc, hãy lăn qua lăn lại để nút chai co lại. Thay vì cắt nhỏ, bạn có thể dùng cách này để nút chai co lại vừa với cổ chai.

8. Cách nhổ đinh hiệu quả

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhổ những chiếc đinh dài, hãy sử dụng một thanh gỗ kê bên dưới như trên hình B, khi đó, bạn có thể nhổ nó ra một cách dễ dàng hơn rất nhiều.

9. Ướp lạnh rượu mà không cần đá lạnh

Phương pháp: Bọc bên ngoài chai rượu một miếng nỉ, và đặt chai cần làm lạnh trong một bình bằng sành hoặc đất dưới vòi nước lạnh như trên hình vẽ. Để như vậy trong khoảng 10 phút, sau đó, chai sẽ được làm lạnh và sẵn sàng cho bữa tiệc.

10. Luộc quả trứng vỡ

Nếu bạn có một quả trứng vỡ, và bạn cần phải luộc nó, hãy nhớ thêm một chút giấm vào nước trước khi luộc, điều này giúp cho quả trứng sẽ không bị nứt ra trong quá trình luộc.

11. Bảo quản những chiếc bình có giá trị

Phương pháp: Đổ vào bình một lượng cát như hình vẽ, điều này làm tăng trọng lượng của bình, giúp nó cân bằng tốt hơn nếu chẳng may va vào.

12. Loại bỏ vết nhơ bẩn khỏi giày

Phương pháp: Hòa tan dung dịch gồm soda và 2 muỗng sữa nóng. Dùng vải thấm dung dịch thu được và chà xát nhẹ nhàng lên bề mặt của giày. Vết nhơ bẩn sau đó sẽ bị biến mất hoàn toàn.

13. Làm sạch tranh sơn dầu

Phương pháp: Cắt một củ khoai tây nhỏ, sau đó dùng nó để chà nhẹ nhàng lên bề mặt của bức tranh sơn dầu. Phần nhiễm bẩn của củ khoai tây sau khi chà cần được cắt bỏ trước khi tiếp tục dùng nó để làm sạch. Cuối cùng, dùng dầu hạt thông để lau lại lần nữa.

14. Vẽ vòng tròn không cần com-pa

Phương pháp: Dùng một sợi dây thép nhỏ quấn quanh cây bút chì, và giữ cho đầu còn lại thẳng như hình vẽ. Đầu giữ thẳng sẽ đóng vai trò như một chân của com-pa. Bằng cách này bạn có thể vẽ một vòng tròn với bán kính tùy ý.

15. Làm hoa héo tươi trở lại

Phương pháp: Ngâm rễ của hoa vào trong nước nóng và giữ như vậy đến khi nước đã nguội hẳn. Phần cuống rễ nên được cắt bỏ và hoa được cắm trong nước lạnh theo cách thông thường.

16. Kiểm tra độ tươi của tôm

Phương pháp: Lật ngửa con tôm lại, sau đó đột ngột lật nó một lần nữa, nếu đuôi con tôm giật ngược trở lại rất nhanh, thì con tôm này còn khá tươi, ngược lại, nếu đuôi tôm giật lại một cách từ từ thì con tôm này đã để lâu rồi và không còn tươi.

17. Cắt bánh mì mới thành những lát mỏng

Phương pháp: Nhúng dao vào nước nóng, đến khi đã nóng hoàn toàn thì dùng nó cắt bánh mì thật nhanh. Dao nóng sẽ cắt bánh mì thành những lát mỏng và không hề gặp khó khăn.

18. Thu dọn những mảnh kính vỡ

Cách tốt nhất để thu dọn những mảnh kính vỡ là dùng một tấm vải mềm cũ. Tấm vải cũ có thể ném đi cùng với những mảnh kính vỡ sau khi thu dọn.

19. Đánh bóng giày mới

Giày mới đôi khi rất khó để có thể đánh bóng. Có thể dùng một nửa quả chanh chà xát nhẹ lên giày, sau đó để nó khô ráo. Lúc này, đôi giày có thể đánh bóng một cách dễ dàng như bình thường.

20.Tháo chiếc nhẫn chặt khỏi ngón ta

Trước khi tháo chiếc nhẫn ra khỏi tay, bạn nên xát một ít xà phòng lên ngón tay sau đó mới tháo nhẫn ra. Nhẫn sẽ được lấy ra một cách dễ dàng.

21. Giữ cho bút vẽ luôn được sạch

Phương pháp : dùng một tấm nhựa lồng xuyên qua bút vẽ, bằng cách này, bạn sẽ giữ cho bút vẽ tránh bị những giọt màu rơi xuống làm bẩn.

22. Loại bỏ vết mực khỏi khăn tay

Nếu khăn tay bị dính bẩn bởi mực, bạn hãy nhúng nó vào sữa ngay lập tức. Sau một vài lần như vậy, vết mực sẽ biến mất hoàn toàn.

23. Làm sạch chai lọ

Bỏ vào chai lọ một ít cát hòa với nước, sau đó, bịt nút lại và lắc mạnh. Toàn bộ bên trong chai lọ sẽ được vệ sinh sạch sẽ.

24. Các cách thắt nút hiệu quả

1. Cách thắt nút thứ nhất: Rất hữu ích khi dùng để nâng các vật nặng ví dụ như thanh gỗ lớn.

2. Cách thắt nút thứ hai: Dùng để nối chặt các sợi dây thừng lại với nhau.

3. Cách thắt nút thứ ba: Dùng để tăng độ bám và chắc chắn cho dây thừng khi chằng buộc.

25. Tách 2 chiếc cốc ra khi chúng dính chặt vào nhau

Khi hai chiếc cốc dính chặt vào nhau và có nguy cơ bị vỡ nếu cố gắng tách chúng ra khỏi nhau. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là đổ nước lạnh vào cốc phía trên và ngâm cốc phía dưới vào nước ấm. Hai chiếc cốc sẽ tự tách nhau ra sau đó.

26. Cách phản ứng khi gặp chó dữ

tuikhoncuanguoixuahaisaumeonhotuyethaycotutramnambachin 800x429 1

Sử dụng những vật dụng như một chiếc gậy, thậm chí là một chiếc khăn tay hoặc một chiếc mũ giơ ra phía trước bạn như hình vẽ. Con chó luôn luôn phản ứng lại chiêu phòng thủ trước khi cắn, vì vậy hãy tận dụng cơ hộ để hạ nó bằng một cú đá.

Recommended For You

About the Author: Góc Phụ Nữ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *