Đau bụng là một hiện tượng thường xuyên xảy ra trong quá trình mang thai ở mẹ bầu đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
Vì sao bị đau bụng khi mang thai?
Cùng đi tìm nguyên nhân mẹ bầu bị đau bụng trong bài viết dưới đây của Góc Phụ Nữ nhé!
Căng dây chằng
Căng dây chằng dẫn tới đau ở một hoặc cả hai bên bụng dưới, ở háng và thường xuất hiện trong quý II của thai kỳ. Thời kỳ này, các dây chằng bị giãn ra do phải nâng đỡ trọng lượng mỗi ngày mỗi to của thai nhi.
Cơn đau khởi phát khi thai phụ đột ngột thay đổi vị trí như lúc trở dậy khỏi giường, đứng lên từ một chiếc ghế hoặc khi ho hay lúc bước ra khỏi bồn tắm.
Ngoài ra, cơn đau cũng xuất hiện sau một ngay hoạt động nhiều, sau khi đi dạo hoặc tham gia các bài thể dục. Nên đi khám nếu cơn đau còn tái diễn ngay cả khi bạn đã tìm cách nghỉ ngơi.
Đầy bụng, khó tiêu
Khi mang thai, áp lực từ tử cung của mẹ cản trở phần nào hoạt động co bóp của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa ở mẹ bầu. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu dẫn tới đau tức bụng.
Táo bón
Táo bón cũng là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai và có liên quan đến đau bụng khi mang thai. Điều này cũng là do các hormone tiết ra khi mang thai làm chậm hệ thống tiêu hóa của các mẹ bầu. Quá trình tiêu hóa diễn ra chậm và tử cung đang phát triển cũng tạo ra áp lực lên trực tràng.
Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks
Còn được gọi là cơn chuyển dạ giả. Đến tuần thứ 37 (hoặc trước đó), các cơn co này có thể xuất hiện thường xuyên, liên tục và gây đau bụng. Nên đi khám nếu cơn co kèm theo đau lưng dưới; cơn co kéo dài hơn một giờ đồng hồ dù nó không gây đau hoặc bất kỳ dấu hiệu nào nghi là chuyển dạ sớm.
Ngoài những nguyên nhân đau bụng khi mang thai thông thường thì hiện tượng. đau bụng khi mang thai cũng có thể là do những nguyên nhân hết sức nguy hiểm mà mẹ bầu cần theo dõi liên tục để có thể kịp thời xử lý và điều trị.
Bong nhau thai
Nhau thai chính là sợi dây liên hệ cơ thể mẹ và thai nhi, cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng và oxy để thai nhi duy trì và phát triển ổn định, không cần nói cũng biết sẽ nguy hiểm ra sao nếu sợi dây này bị bong ra.
Nhiễm trùng đường tiểu
Biểu hiện khi bị nhiễm trùng nước tiểu bao gồm: Đau buốt và bỏng rát khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục, có mùi mạnh và đôi khi có thể lẫn cả máu và mủ, đau tức tại vùng bụng dưới, đau lưng dưới kèm theo sốt cao, ớn lạnh. Nếu mẹ bầu thấy ớn lạnh, đau lưng dưới và sốt, nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận cần tới bác sĩ để được thăm khám ngay.
Mang thai ngoài tử cung
Tỉ lệ mang thai ngoài tử cung hiện nay cũng không phải thấp, theo như các thống kê thì cứ 50 thai phụ lại có một người gặp phải hiện tượng này, đặc biệt là ở những thai phụ đã từng có tiền sử thai ngoài tử cung hoặc đã từng phải phẫu thuật phần xương chậu, bụng hay ống dẫn trứng.
Mẹ bầu từng bị mắc chứng nội mạc tử cung, đã từng phải thắt ống dẫn trứng hay mắc các bệnh truyền nhiễm vùng xương chậu. Ngoài ra, nếu như hình dáng tử cung bất thường hay sử dụng sử dụng các kỹ thuật sinh đẻ nhân tạo cũng có thể dẫn đến trường hợp đáng tiếc này.
Dấu hiệu có thai ngoài tử cung là những cơn đau bụng khi mang thai dai dẳng từ giữa tuần thai thứ 6 và thứ 10 của thai kỳ.
Tiền sản giật
Có thể gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu; sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân. Nếu mắc tiền sản giật nặng, thai phụ sẽ bị đau căng bụng trên, đau đầu trầm trọng, thị giác thay đổi, buồn nôn và nôn.
Sảy thai
Sảy thai cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai vô cùng nguy hiểm. Nếu mẹ bầu cảm thấy những cơn cơ thắt bụng như đau bụng kinh đi kèm theo ra máu âm đạo, thì phải đi khám bác sỹ ngay vì đây chính là dấu hiệu sảy thai.
Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh!