Chuẩn bị trước khi mang thai là việc làm rất cần thiết để con yêu sinh ra được phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng hiểu được tầm quan trọng của việc chuẩn bị này.
Vậy vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?
Nếu vợ chồng bạn chuẩn bị mang thai thì đừng bỏ qua bài viết này của Góc Phụ Nữ nhé!
Chuẩn bị mang thai thì vợ chồng cần chuẩn bị về mọi mặt từ sức khỏe, vật chất cho đến tinh thần,.. đó nha!
Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai
Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai cho cả vợ và chồng là việc làm rất quan trọng.
Kiểm tra sức khỏe sẽ giúp các cặp vợ chồng phát hiện ra những bất thường trong cơ thể để khắc phục kịp thời. Sức khỏe trước khi mang thai cũng quyết định rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi sau này bố mẹ nhé!
Đối với vợ: Nên đi kiểm tra sức khỏe sau khi hết kinh nguyệt sau 3 – 7 ngày. Trong khoảng thời gian này không nên quan hệ tình dục. Đi kiểm tra vào buổi sáng, nên nhớ không ăn sáng, để bụng rỗng vì có một số hạng mục kiểm tra yêu cầu như vậy.
Đối với chồng: Cũng giống vợ, không nên ăn uống trước khi đi khám và không được quan hệ tình dục trước khi kiểm tra 3 ngày nha!
Tiêm phòng khi chuẩn bị mang thai
Sức khỏe người mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Để em bé chào đời khỏe mạnh, khi mang bầu, người mẹ cần hết sức chú ý giữ gìn sức khỏe. Tuy nhiên, đây lại là thời gian mà sức đề kháng của người phụ nữ suy giảm so với bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc người mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao trong thời gian này.
Vì vậy việc phòng bệnh trước khi mang thai bằng cách tiêm phòng là điều bắt buộc.
Để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, các chuyên gia đề nghị phụ nữ nên tiêm phòng các loại vắc xin sau đây trước khi chuẩn bị mang thai, bao gồm:

Ngoài ra, với phụ nữ dưới 26 tuổi thì nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV). Vắc xin phòng HPV gồm 3 mũi, tiêm theo phác đồ 0, 1, 6 tháng hoặc 0, 2, 6 tháng tùy theo hãng sản xuất vắc xin.
Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai
Quá trình mang thai sẽ tốn rất nhiều công sức và tiền bạc của các cặp vợ chồng. Do đó cần thiết phải có sự chuẩn bị tài chính thật vững mạnh để có thể chăm sóc tốt nhất cho em bé và cả gia đình.
Có rất nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình trước, trong và sau khi mang thai. Dưới đây là 5 loại chi phí phổ biến nhất:
- Chi phí bổ sung dinh dưỡng
- Chi phí quần áo, thuốc men cho mẹ
- Chi phí quần áo và vật dụng cá nhân cho bé
- Chi phí sữa cho con
- Chi phí dự phòng bất trắc, bệnh tật
Từ việc xác định các chi phí phát sinh trước và trong khi mang thai, vợ chồng nên có kế hoạch chuẩn bị tài chính một cách ổn định và hiệu quả nhất.
Bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai như thế nào?
Dinh dưỡng trước khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vợ chồng đó nha! Cả vợ và chồng đều cần bổ sung vitamin tổng hợp để có chất lượng trứng và tinh trùng tốt nhất. Nâng cao tiêu chuẩn dinh dưỡng, chọn thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein, thêm rau quả.
Người chồng cần chú ý:
- Ăn uống đủ dưỡng chất và an toàn giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic, kẽm, vitamin C, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt hải sản, trứng, bưởi, cam, chanh, nho…
- Tránh mặc đồ bó sát, ngồi quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm hơi.
- Hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
- Nếu môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ… thì nên thay đổi công việc hoặc có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro từ môi trường.
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
Người vợ cần chú ý:
- Kiểm tra khả năng miễn dịch rubella, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm, rubella…
- Chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng vì cân nặng ở mức trung bình sẽ giúp dễ thụ thai hơn, không để béo phì quá mức.
- Bắt đầu uống sắt và axit folic mỗi ngày 1 viên đều đặn từ trước khi mang thai 3 tháng sau đó duy trì cho đến khi sau sinh 1 tháng.
- Nên đi kiểm tra răng, nếu chưa làm trong 6 tháng qua.
- Nên dành khoảng 30 phút tập thể dục hàng ngày.
- Cần bỏ rượu, cà phê, thuốc lá. Cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh, dễ dẫn đến sảy thai. Chỉ nên dùng khoảng 200 mg mỗi ngày.
- Người mẹ cũng cần giảm thiểu rủi ro từ môi trường làm việc và sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, các chất trong môi trường sống như chất tẩy rửa, dung môi, chì trong nước uống…
Tìm hiểu kỹ thông tin các bệnh viện phụ sản
Sau 9 tháng 10 ngày mang thai, sinh nở là “chướng ngại vật” cuối cùng mà các mẹ phải trải qua để chào đón bé yêu. Vì vậy, việc chọn bệnh viện phụ sản phù hợp với điều kiện sống, tốt nhất cho mẹ và bé cũng rất quan trọng.Trước những kênh thông tin từ người thân, bạn bè, các trang mạng xã hội… tùy theo khả năng tài chính mà các bà mẹ có thể lựa chọn bệnh viện công, bệnh viện tư hay bệnh viện phụ sản quốc tế. Nên chọn những bệnh viện, phòng khám gần nhà, thuận tiện đi lại.
Hãy tìm cho mình những địa chỉ tin cậy để có thể khám thai định kỳ và đăng ký dịch vụ sinh tốt nhất.